Show Ẩm Thực Hàn Quốc

Show Ẩm Thực Hàn Quốc

Chương trình Chef show với tên gọi Bibap show đã rất nổi tiếng tại 37 nước.

Chương trình Chef show với tên gọi Bibap show đã rất nổi tiếng tại 37 nước.

Ý nghĩa trong cách bày trí các món ăn

Người Hàn Quốc quy định, trên bàn ăn phải có 3, 5, 7 và 9 món ăn. Những con số này mang ý nghĩa đặc biệt đối với người dân nơi đây. Các món không thể thiếu trên bàn ăn chính là cơm, kim chi, nước sốt và canh. Đối với các gia đình hoàng gia, cách bài trí còn cầu kì hơn rất nhiều. Họ quy định 12 loại món ăn. Hàng đầu là cơm với canh, cơm thì đặt bên trái món canh. Sau đó, các món ăn phụ được xếp theo các dòng tiếp. Theo đó, món ăn thịt được đặt bên phải, bên trái thì đặt món rau và lạnh, trung tâm của bàn ăn là các loại nước sốt. Muỗng và đũa được đặt ngay phía bên phải.

Nét thú vị từ các món ăn hàng ngày…

Đối với người Châu Á nói chung và người Hàn nói riêng thì cơm và các món ăn phụ là hai yếu tố chính cấu thành nên những bữa cơm hàng ngày. Nhưng khác với những quốc gia châu Á khác, bữa ăn của người Hàn Quốc luôn có sự xuất hiện của món kim chi – món ăn Hàn nổi tiếng thế giới. Kim chi và nước sốt lên men là món ăn đại diện cho nền văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc. Ngoài kim chi, trong mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc cũng luôn có cá khô và các loại thực phẩm muối biển.Một điểm quan trọng tạo nên nét độc đáo của ẩm thực Hàn Quốc là gia vị. Những món gia vị không thể thiếu đối với người Hàn là nước tương, vừng, tỏi, dầu mè, hành lá và bột ớt đỏ. Những loại gia vị này tưởng chừng như nhỏ nhưng lại là những thứ không thể thiếu để món ăn ngon và đậm đà hơn.

Vài nét cơ bản trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc…

Có thể thấy, nét chung của ẩm thực Hàn Quốc là sự chú trọng đến các yếu tố tinh thần, đơn giản, không quá cầu kỳ và tốt cho sức khỏe. Các món ăn được chia làm hai loại chính: “eumyanggohaeng” và “yasikdongwon”. Eumyanggohaeng được xây dựng dựa trên 5 nguyên lý cơ bản trong triết lý sống của người Châu Á, đó là sự kết hợp hài hòa giữa 5 loại nguyên liệu cùng với 5 màu sắc hay 5 loại gia vị khác nhau. Còn Yaksikdongwon có nghĩa là “thực phẩm cũng như thuốc quý”, vậy nên các nguyên liệu được sử dụng trong món ăn đều phải tốt cho sức khỏe, đơn giản nhưng bổ dưỡng và có sẵn trong tự nhiên. Ẩm thực Hàn Quốc sử dụng rất nhiều loại gia vị trong nấu ăn và trang trí, tạo nên sắc-hương-vị hấp dẫn cho món ăn. Với người Hàn Quốc thì những món hấp, chiên, om, nướng, đặc biệt là các món cơm, canh hay salad là những món được yêu thích nhất.Một điểm đặc biệt là các món ăn của người Hàn đều phải được phục vụ vào cùng một thời điểm, vậy nên thay vì món nào xong trước lên trước, người chuẩn bị thức ăn sẽ lên tất cả các món ăn và bày biện tất cả ra bàn ăn cùng một lúc trong một bữa cơm truyền thống Hàn Quốc.

Thịt bò nướng lửa hay Sườn heo, sườn bò nướng

Bạn nào có sở thích ăn tại các quán nướng Hàn Quốc hẳn sẽ không xa lạ gì với những món ăn này. Người Hàn thường dùng thịt sườn, lưng, thịt mềm ướp với loại tương riêng biệt để làm tăng vị ngọt của thịt, làm món ăn thêm đậm đà. Thịt bò được thái mỏng, ướp với nước lê, rượu trắng, nước tương đặc, hành băm, tỏi băm, dầu mè, nước gừng, bột tiêu… sau đó nướng trên ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ. Sau khi thịt chín, bạn chỉ việc cuốn thịt nướng với rau sống và thưởng thức, đảm bảo ngon quên lối về!

Bạn sẽ rất dễ bị nhầm “gimbap” với “sushi” nếu bạn không phải là “fan cứng” của món ăn này. Nhưng nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy gimbap thường to hơn sushi vì nhân của nó bao gồm rất nhiều loại thức ăn khác nhau (trứng chiên, dưa chuột, cà rốt, thịt băm…) Mỗi khoanh gimbap có độ dày mỏng hơn so với sushi. Nếu như cùng chiều dài của một tấm rong biển, sushi được cắt đều làm 6 khoanh thì gimbap có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc nhiều hơn.

Đây là món ăn vỉa hè nổi tiếng và được ưa chuộng của Hàn Quốc, gồm bánh gạo được xào với một loại sốt cay ngọt. Thời tiết Hàn khá lạnh và điều này khiến việc thưởng thức món Tokbokki sẽ trở nên thật tuyệt vời!

Chắc bạn chẳng còn lạ gì với mì tương đen hay còn gọi là Jajangmyeon nữa phải không? Vì món mì truyền thống này xuất hiện trong mọi bộ phim Hàn Quốc mà chúng ta thường xem. Mì tương đen có độ dai, đầy đặn của sợi mì, hòa quyện với vị đặc trưng riêng của sốt tương đen. Nước sốt của mì tương đen mang đến hương vị đắng nơi đầu lưỡi, nhưng càng ăn sẽ càng thấy ngọt và thơm.

Nguyên liệu chính để làm món ăn này là miến và các loại rau theo mùa (thường là cà rốt thái lát mỏng, hành tây, rau bina, và nấm) và thịt (thường là thịt bò). Tất cả sẽ được xào với dầu mè và thêm vào một số gia vị chính là xì dầu và ớt, hạt vừng. Món này có thể ăn nóng hoặc nguội tùy vào khẩu vị của bạn nhé.

Bibimbap là món ăn hấp dẫn và tiêu biểu nhất của ẩm thực Hàn Quốc. Đây là món rất dễ ăn, hợp khẩu vị của nhiều người vì thành phần nguyên liệu cực kỳ đơn giản chỉ bao gồm cơm trắng, các loại rau và thịt.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là một số lưu ý trong văn hóa trên bàn ăn của người Hàn:

Còn điều gì làm bạn tò mò về tour Hàn Quốc nữa? Hãy chờ đón những bài viết tiếp theo của TransViet trong mục cẩm nang nhé!

“Bánh gạo Hàn Quốc” là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng của đất nước này với nhiều loại hình và hương vị phong phú. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ được tìm hiểu về các loại bánh gạo Hàn Quốc phổ biến nhất, từ bánh gạo truyền thống như Tteokbokki, bánh gạo đậu đen Injeolmi, đến những loại bánh gạo mới lạ như bánh gạo Yasik, hầu hết các loại bánh gạo dưới đây đều được dùng trong các dịp lễ, tết truyền thống tại xứ xở kim chi nên chắc chắn bạn sẽ có nhiều trải nghiệm ẩm thực thú vị khi thưởng thức các món bánh gạo này!

Chapssaltteok là món bánh gạo truyền thống của Hàn Quốc, với nguyên liệu chính là gạo nếp và bột đậu đỏ. Thông thường, Chapssaltteok sẽ có lớp vỏ màu trắng, vị dai dai. Món bánh này cũng thường sử dụng để làm món tráng miệng trong các bữa tiệc tại Hàn.

Bánh gạo Garaetteok đặc trưng với hình trụ dài, cũng là một trong những loại bánh gạo phổ biến tại Hàn Quốc. Bạn có thể dùng riêng, hoặc kết hợp loại bánh gạo này cùng các nguyên liệu khác, tạo thành những món ăn ngon, phổ biến như “tteokbokki”, xiên “tteok kkochi” cay…

Songpyeon là loại bánh thường được người Hàn Quốc tặng nhau vào mỗi dịp Tết trung thu. Bởi hình bán nguyệt của bánh thể hiện cho ý nghĩa trăng khuyết rồi sẽ tròn, mọi việc rồi sẽ tròn đầy, suôn sẻ. Vỏ bánh được làm từ bột gạo, nhân bánh thường làm từ đậu xanh, đậu đỏ, bột mè…

Bánh gạo Injeolmi là món bánh gạo thơm ngon và thường được thưởng thức trong những dịp đặc biệt tại Hàn Quốc. Loại bánh này có thể được chế biến từ các nguyên liệu như gạo nếp, đậu nành, đậu đỏ…,khi ăn cắt thành từng miếng hình chữ nhật có kích cỡ vừa ăn.

Gyeongdan cũng là một cái tên không thể thiếu trong số những loại bánh gạo ngon tại Hàn Quốc. Bánh có hình dạng và hương vị khá giống món bánh gạo Chapssaltteok. Điểm khác biệt là món bánh này có phần vỏ được làm từ bột gạo mềm, phần nhân phía trong làm từ đậu đỏ ngọt. Sau đó, bánh sẽ được luộc chín và phủ lên trên các loại bột nhiều màu sắc khác nhau.

Yaksik cũng là loại bánh gạo thường được người Hàn thưởng thức trong các dịp lễ đặc biệt. Bánh này thường được ăn ngay khi còn nóng và dẻo, khi bánh nguội sẽ được cắt thành nhiều miếng nhỏ hơn. Nguyên liệu chính để tạo nên món bánh này là gạo nếp, mật ong, hạt thông.

Sirutteok là một loại bánh gạo lâu đời tại Hàn Quốc và ngày nay vẫn thường được sử dụng trong những dịp đặc biệt tại đây. Bánh được chế biến từ gạo nếp và đậu đỏ, ngoài ra còn được phủ thêm các loại đậu, hạt khác hoặc trái cây.

Baekseolgi được chế biến từ bột gạo, đường, nước và muối, có vị mềm và dai khi ăn. Đặc trưng của món bánh này chính là bánh có màu trắng, tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trẻo và ngây thơ. Vì thế vào những dịp kỷ niệm 100 ngày em bé chào đời, người Hàn Quốc thường chuẩn bị món bánh này.

Jeolpyeon là món bánh gạo phổ biến, thường được sử dụng như món ăn ngọt thường ngày tại Hàn Quốc, hoặc được chuẩn bị trong các buổi tiệc trà đạo.

Bánh có hình dạng dẹt, được hấp từ gạo nếp. Jeolpyeon có vị ngọt đậm, người ta thường quét lên bánh một lớp dầu mè trước khi ăn để bánh có hương vị thơm ngon hơn.

Jeungpyeon là loại bánh gạo được làm từ gạo nếp, đường, men và cả rượu makgeolli. Chính điều này đã tạo nên hương vị hơi chua, vô cùng độc đáo cho món bánh. Jeungpyeon thường được trang trí bằng một ít táo tàu, hạt thông hoặc các loại hạt khác.

Ggultteok cũng là một loại bánh gạo nổi tiếng tại Hàn Quốc, với màu sắc đầy hấp dẫn. Các viên tròn trịa được nặn một cách vừa ăn, bao bọc phần nhân vừng bên trong của bánh. Món bánh này thường được ăn kèm cùng mật ong, tăng thêm hương vị thơm ngon cho bánh.

Nền ẩm thực truyền thống Hàn Quốc đã xây dựng được bản sắc riêng của mình một phần là nhờ vào bộ sưu tập những chiếc bánh làm từ nguyên liệu gạo và ngũ cốc là những nguyên liệu quý báu nhất của dân tộc Hàn nói riêng và con người châu Á nói chung. Bánh gạo nằm trong danh sách những món ăn ngày Tết Hàn Quốc trong suốt một năm, đủ để thấy được tầm quan trọng của nó trong nền ẩm thực truyền thống Hàn Quốc.

Trong văn hoá đời sống thường ngày, bánh gạo Hàn Quốc còn là món ăn mà người dân mang tặng cho hàng xóm khi họ vừa chuyển nhà tới một nơi ở mới như là một món quà chào hỏi giữa người mới và người dân đã sống ở đó từ trước.

Trên đây là thông tin về những loại bánh gạo Hàn Quốc ngon và phổ biến tại nơi đây. Nếu có dịp du lịch Hàn Quốc, bạn hãy thử thưởng thức những món bánh gạo thơm ngon này nhé!

______________________________________________________________________________

DU HỌC HÀN QUỐC JPSC ĐÀ NẴNG – Trung tâm đại diện của nhiều trường Đại học Hàn Quốc tại Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 08, số 295 Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Website: https://duhochandanang.edu.vn/

Tiếp tục vai trò kết nối, aT Center - Công ty Thương mại Thực phẩm và Nông - Thuỷ sản Hàn Quốc - đã dẫn dắt 30 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm xứ kim chi đến với Triển lãm quốc tế Vietfood & Beverage - Propack 2024. Ngoài những gian hàng mang đậm bản sắc truyền thống của ẩm thực Hàn Quốc quen thuộc với người Việt như bánh gạo tokbokki, mì gói, rượu soju, nho, lê, ớt chuông, củ cải, các sản phẩm chế biến từ rong biển, các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ hồng sâm và nhân sâm…, năm nay còn xuất hiện những gian hàng độc đáo, mang tới những sản phẩm mới lạ với thị trường Việt Nam như rượu vang làm từ táo tươi, các sản phẩm làm từ cá đuối, các sản phẩm chế biến công nghệ cao, các sản phẩm thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe…

Bên cạnh những chương trình giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng, tư vấn về phương thức nhập khẩu sản phẩm từ Hàn Quốc, kết nối doanh nghiệp Hàn - Việt…, aT còn chú trọng tổ chức cooking show (biểu diễn nấu ăn) vào các khung giờ cố định trong ngày nhằm giới thiệu hương vị đúng “chất Hàn” nhất và hướng dẫn mọi người có thể tự thực hiện được những món ăn thơm ngon. Đặc biệt, món “Bánh mì kim chi” kết hợp từ món ăn đại diện của Việt Nam là bánh mì cùng với kim chi xào của Hàn Quốc đã thu hút đông đảo sự yêu thích từ khách tham quan.

Ước tính, trong 3 ngày diễn ra triển lãm, khu vực gian hàng Hàn Quốc đã đón tiếp hàng nghìn lượt khách tham quan. Trong số đó, đặc biệt có tới 80 doanh nghiệp và nhà phân phối Việt Nam ghé đến để tham quan đồng thời có 300 buổi tư vấn giữa các công ty xuất khẩu Hàn Quốc với doanh nghiệp này đã được tiến hành. Thông qua sự hỗ trợ đa dạng từ aT và các buổi tư vấn giữa người mua và các công ty xuất khẩu, các nhà mua hàng đã có thể thu thập thêm nhiều thông tin về các sản phẩm thực phẩm Hàn Quốc mới ra mắt.

Ông Cho Sung Bae - Trưởng chi nhánh văn phòng đại diện của aT tại TP.HCM - cho biết: “Thông qua buổi triển lãm lần này, chúng tôi rất vui vì có cơ hội giới thiệu nhiều loại thực phẩm Hàn Quốc (K-Food) đến người tiêu dùng Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng các hoạt động giao lưu đa dạng, bao gồm thực phẩm giữa Việt Nam và Hàn Quốc, sẽ ngày càng sôi nổi hơn trong tương lai. Ngoài ra, aT dự định sẽ tổ chức “K-Food Fair 2024” tại TP.HCM vào tháng 10 năm nay. Chúng tôi đang chuẩn bị các hoạt động như dùng thử, các màn trình diễn và các sự kiện trải nghiệm K-Food. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự tham gia đông đảo từ mọi người”.