Khi bắt đầu học tiếng Anh, bạn giống như một tờ giấy trắng. Bạn bắt đầu tiếp cận với thế giới ngôn ngữ một cách chậm rãi và viết lên những nét chữ đầu tiên. “Tôi nên bắt đầu học tiếng Anh như thế nào?” là câu hỏi rất nhiều người đặt ra.
Khi bắt đầu học tiếng Anh, bạn giống như một tờ giấy trắng. Bạn bắt đầu tiếp cận với thế giới ngôn ngữ một cách chậm rãi và viết lên những nét chữ đầu tiên. “Tôi nên bắt đầu học tiếng Anh như thế nào?” là câu hỏi rất nhiều người đặt ra.
Lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc.
Nếu bạn đã tìm ra được nguyên nhân khiến mình học tiếng Anh không thành công. Tiếp theo bạn sẽ tìm cách khắc phục những nguyên nhân đó.
Sau một thời gian kiên trì phấn đấu, bạn chắc chắn sẽ thấy được thành quả!
Học đi đôi với hành là bí quyết giỏi tiếng Anh.
Sự thật là rất nhiều bạn học tiếng Anh nhưng tai lại không mấy khi nghe, miệng cũng chẳng nói. Việc học tiếng Anh mà không thực hành sẽ mãi khiến bạn dặm chân tại chỗ.
*Lưu ý: Phản xạ nghe và nói là điều quan trọng chính trong tiếng Anh giao tiếp. Luyện nói thường xuyên sẽ giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả hơn, phản xạ tốt hơn và học được cách để duy trì một cuộc hội thoại thực sự khi giao tiếp tiếng Anh.
Bạn hãy thực hành bằng cách nói chuyện trước gương, nhại lại những câu nói của nhân vật trong phim, hay lời một bài hát mà bạn thích. Đôi khi đến công viên và luyện tập với người nước ngoài vào dịp cuối tuần chẳng hạn.
Hãy nhớ rằng, trong quá trình học tiếng Anh, chắc chắn bạn sẽ gặp những khó khăn.
Tuy nhiên, điều đó chứng tỏ bạn cần phải cố gắng luyện tập nhiều hơn nữa.
Phải làm thế nào để luyện phản xạ tiếng Anh?
Câu trả lời chính là họ đã áp dụng phương pháp học tiếng Anh giao tiếp Effortless English thần thánh.
Effortless English đã giúp hàng triệu người trên khắp thể giới nói tiếng Anh lưu loát chỉ trong 3-6 tháng. Effortless English tập trung vào kĩ năng nghe qua các Mini – Story
Mini – Story là bài nghe dưới dạng file mp3, mỗi bài học có ít nhất 2-3 bài nghe (một số bài có thể nhiều hơn) về một chủ đề cụ thể.
Học tiếng Anh giao tiếp qua mini – story.
Bước 1: Đọc hiểu bài – Gạch chân từ mới
Bước 2: Nắm bắt ngữ nghĩa của từ:
Điền từ vựng tiếng Anh cần học = Đoán nghĩa của từ.
Cố gắng kết hợp sử dụng Body Language để ghi nhớ từ vựng sâu hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng từ điển. Từ điển sẽ giúp bạn biết được nghĩa và ngữ nghĩa của từ trong từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn tránh những sai lầm cơ bản khi sử dụng những từ vựng tiếng Anh.
Làm thế nào để nghe tiếng Anh hiệu quả?
Bước 1: Nghe và nắm bắt nội dung các đoạn hội thoại cơ bản
Warm – up cho tinh thần thoải mái trước khi bắt đầu.
Nghe lần 1: Nghe và cảm nhận tổng quan câu chuyện mà chưa cần hiểu 100%.
Nghe lần 2 – 3: Nghe hiểu câu chuyện, ghi chú lại các từ khóa mà bạn nghe được.
Bước 2: Luyện nghe tiếng Anh cùng với Script
Trong lúc luyện nghe và nhìn vào script, bạn hãy ghi chú lại những thông tin sau:
Sau đó, bạn hãy sử dụng từ điển hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những vấn đề bạn vừa ghi chú được trong câu chuyện.
Bước 3: Nghe và luyện tập ngữ âm
Tại bước này, bạn sẽ bật file story và nghe đi nghe lại file này một vài lần. Sau đó, bạn bắt đầu nói lại nội dung audio gốc.
Bạn hãy nhớ ghi âm lại giọng của mình và so sánh với bản Audio nhé.
Nếu bạn thấy chưa giống về ngữ điệu, vẫn thiếu âm cuối hoặc nối âm.
Lúc này các bạn mở lại Audio và nghe thêm vài lần nữa.
*Mẹo: Thời gian đầu, bạn chỉ cần tập trung nghe nhiều nhất có thể mà chưa cần phải nhắc lại ngay. Hãy cứ nghe, và nghe thật nhiều trước khi tập bắt chước nói theo Audio.
Bước 4: Shadowing theo Mini – Story.
Để đạt kết quả cao trong phần này, các bạn lưu ý những điểm sau nhé:
Nói to, rõ ràng và tràn đầy năng lượng.
Kết hợp sử dụng Body Language (Trả lời Yes, No).
Quá trình học bao gồm 3 bước nhỏ:
Audio đọc 1 câu Statement: các bạn sẽ tỏ ra mình hiểu câu đó bằng cách nói Ohhhh, Ahhhh.
Audio sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện. Các bạn sẽ trả lời Yes / No / Đưa ra các câu trả lời.
Audio sẽ hỏi những câu hỏi không có trong câu chuyện, các bạn sẽ đoán và trả lời câu hỏi.
Đối với việc luyện tập thì sẽ chia ra làm 4 cấp độ:
Level 1: Nghe – Trả lời Keywords ( Bình thường).
Level 2: Nghe – Trả lời Keywords – Tốc độ nhanh dần (3s).
Level 3: Nghe – Trả lời Full Sentence ( Bình thường).
Level 4: Nghe – Trả lời Full Sentence – Tốc độ nhanh dần (3s).
Tùy vào khả năng của mình, bạn hãy luyện tập nhiều hơn trước khi bước sang Level cao hơn. Dù bạn ở level nào đi chăng nữa, bạn hãy cố gắng chinh phục tất cả Level của nghe Mini – Story nhé!
3. Lộ trình 3: Tổng quan ngữ pháp trong tiếng Anh và vì sao phải học ngữ pháp?
Vì sao chúng ta cần học ngữ pháp?
Sau khi bạn đã trang bị cho mình kỹ năng phát âm và nghe. Ngữ pháp là một trong những chìa khóa vạn năng cho kỹ năng nói (speaking) và giao tiếp tiếng Anh cho người mới.
Ngữ pháp tiếng Anh giúp bạn nghe và hiểu đúng ý người nói. Ví dụ:
Ở ví dụ trên, sự khác biệt rất nhỏ (am – was), nhưng mối quan hệ giữa người nói và “her” rất khác biệt. Trong 2 trường hợp, một việc xảy ra ở hiện tại và một việc đã xảy ra ở quá khứ.
*Lưu ý: Nếu quá sa đà vào ngữ pháp, bạn sẽ đánh mất khả năng phản xạ tự nhiên khi giao tiếp tiếng Anh. Mục đích chính trong giao tiếp chính là người đối diện có thể hiểu được bạn.
Đúng là không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngữ pháp trong tiếng Anh. Tuy nhiên, khi giao tiếp, chúng ta chỉ cần sử dụng những cấu trúc tiếng Anh cơ bản, đúng nghĩa và thể hiện chính xác được suy nghĩ của bản thân.
Trong Anh văn giao tiếp bạn chỉ cần sử dụng và áp dụng những ngữ pháp đơn giản. Hãy tập trung vào những chủ điểm ngữ pháp sau:
Bạn có nắm được các thì tiếng Anh?
Thì hay thời (thời gian) là một thuật ngữ trong ngữ pháp. Thì được dùng để mô tả về một trạng thái của động từ trong câu xảy ra vào thời gian nào.
Việc học nhuần nhuyễn, nắm vững cấu trúc và cách sử dụng các thì là bước đệm rất quan trọng, giúp hỗ trợ cho những người mới rất nhiều trong quá trình học tiếng Anh sau này.
Có tất cả 13 thì. Nhưng thời gian đầu, bạn chỉ cần học 5 thì thông dụng nhất:
Thì hiện tại đơn – Present simple.
Thì hiện tại tiếp diễn – Present continuous tense.
Thì hiện tại hoàn thành – Present perfect tense.
Thì quá khứ đơn – Past simple tense.
Thì tương lai đơn – Simple future tense.
Xem thêm: Tự học tất cả 12 thì trong tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Câu bị động tương ứng với 5 thì cơ bản mà Pasal đã giới thiệu ở trên.
Câu so sánh ngang bằng (Equality), So sánh hơn (Comparative), So sánh nhất (Superlative).
Mệnh đề quan hệ có thể bao gồm nhiều từ hoặc cả câu, có chức năng giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó. Có hai loại mệnh đề quan hệ: mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định. Các mệnh đề quan hệ này thường được nối với mệnh đề chính bằng các đại từ quan hệ (relative pronouns) như:
*Lưu ý: Đây chỉ là bảng liệt kê về kiến thức. Để nắm rõ các loại từ này và cách sử dụng trong từng trường hợp. Pasal sẽ có một chủ đề riêng hướng dẫn cụ thể và chi tiết riêng nhé.
Đừng để lạc lối trong tiếng Anh.
Khi bạn không có nhận thức về một lộ trình học tiếng Anh giao tiếp rõ ràng ngay từ đầu, bạn sẽ rất dễ bị “loạn” kiến thức.
Bạn không biết kĩ năng nào quan trọng nên ưu tiên học trước, cái nào học sau.
Bạn không biết phương pháp học tiếng Anh nào là hiệu quả cho từng giai đoạn học.
Do vậy, bạn thường bắt đầu với bất kỳ bài học nào đó mà bạn “vô tình” nhìn thấy. Như khi lướt Facebook, Instagram, Youtube,… hoặc từ một kênh Blog Website học tiếng Anh nào đó.
Câu trả lời ở đây là: Tùy vào trình độ, kiến thức, thói quen đọc sách và việc luyện tập của mỗi người.
Trung bình một người bản ngữ biết khoảng 20000 đến 40000 nghìn từ vựng.
Khi mới bắt đầu, bạn sẽ cần 1000 từ vựng để có thể giao tiếp căn bản.
Ở mức 3000 từ vựng, bạn đã có thể nói tiếng Anh khá lưu loát.
Cuối cùng, để làm chủ được tiếng Anh thì bạn sẽ cần khoảng 10000 từ vựng.
Lúc này, bạn đã biết mục tiêu của mình là gì rồi. Hãy bắt đầu lập kế hoạch và lộ trình học phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể.
Trên thực tế, một người bản ngữ chỉ sử dụng khoảng từ 2000 đến 3000 từ vựng trong giao tiếp hằng ngày mà thôi.