Lạc lõng, phân vân, mù mờ, ấy là những tính từ dùng để miêu tả bạn ở hiện tại khi nhắc đến việc học Tiếng Anh. Bạn MUỐN học Tiếng Anh, nhưng đâu thể cứ vớ đại một quyển sách rồi đọc theo mà giỏi được?
Lạc lõng, phân vân, mù mờ, ấy là những tính từ dùng để miêu tả bạn ở hiện tại khi nhắc đến việc học Tiếng Anh. Bạn MUỐN học Tiếng Anh, nhưng đâu thể cứ vớ đại một quyển sách rồi đọc theo mà giỏi được?
Nhiều bạn học sinh đặt ra câu hỏi: tiếng Anh hay tiếng Pháp khó hơn ? Hay có nên học song song hai ngôn ngữ này hay không ?
Về mặt khách quan, mỗi ngôn ngữ đều có một đặc trưng riêng, mức độ dễ hoặc khó đôi khi còn phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ và cách tiếp thu của từng bạn. Nhưng nhìn chung, theo nghiên cứu, tiếng Pháp thuộc nhóm ngoại ngữ khó, về cả phát âm và ngữ pháp đều phức tạp hơn tiếng Anh. Vậy nên, việc viết và giao tiếp cũng khó khăn hơn.
Dù vậy, việc học song song hai ngôn ngữ này là có thể vì tiếng Pháp và tiếng Anh có khá nhiều điểm tương đồng. Nếu bạn là người giỏi tiếng Anh thì việc học tiếng Pháp có thể sẽ dễ dàng hơn nữa.
Cũng giống như người thợ máy kiểm tra chiếc xe, đầu tiên, chúng ta cần hiểu tình trạng hiện tại của bản thân thì mới có kế hoạch làm gì tiếp theo.
Vậy làm như thế nào để biết trình độ Tiếng Anh hiện tại của bản thân?
Chúng ta có thể thực hiện một số bài kiểm tra trình độ trực tuyến của nhiều tổ chức giáo dục uy tín như:
Rồi nha! Vậy là bạn đã làm bài kiểm tra rồi, và nhận được kết quả là A1, A2, B1,… thì nghĩa là sao?
Các ký hiệu A1, A2,… đó dùng để biểu thị trình độ Tiếng Anh của bạn theo Khung Tham chiếu Chung châu Âu (Common European Framework of Reference for Languages – CEFR). Khung này giúp bạn hiểu được trình độ hiện tại của mình đang ở đâu:
Vậy là các bạn nắm sương sương mình đang ở trình độ nào rồi, cùng xem bạn sẽ cần bắt đầu học tại đâu trong bản đồ Từ Mất gốc thành Siêu sao này nào!
Đạt trình độ B2, thành thạo cách sử dụng thì trong Tiếng Anh. Có thể trao đổi về các chủ đề chuyên sâu hơn bằng những mẫu câu phức.
Bật mí một bí mật cho bạn đọc, trình độ B1 là yêu cầu đầu ra chính thức của tất cả các ngành học không chuyên về Tiếng Anh ở bậc học đại học. Nếu bạn không theo các ngành chuyên sâu về Tiếng Anh (như ngôn ngữ Anh) thì việc đạt được B1 sớm chắc chắn sẽ giúp bạn có một quãng đời sinh viên không phải chật vật lo sợ bao giờ mới ra được trường.
Hầu hết các bài viết của Step Up hướng các bạn đến trình độ này, nên bạn sẽ có rất nhiều tài liệu để ôn tập.
Nghỉ 10 phút nào! Trong bước này, bạn sẽ cần nạp tương đối nhiều từ vựng và ngữ pháp. Vì vậy, bạn hãy xem bài viết tổng hợp các phương pháp học Tiếng Anh trong bài viết này nhé:
Tổng hợp các phương pháp học Tiếng Anh
Cùng học các từ vựng cho các chủ đề chuyên sâu hơn nào:
Những nhóm từ vựng này sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, cũng như giúp bạn có vốn từ vựng ổn áp để làm bài tập và kiểm tra.
Tiếp nối giai đoạn 1, cùng tìm hiểu sâu hơn về từng loại từ trong Tiếng Anh nào!
Thử làm 1 bước nâng cao hơn nào! Hãy thử xác định loại từ của các từ mà bạn vừa học được nào!
Quay lại ngữ pháp Tiếng Anh nào! Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu tất cả các thì còn lại trong Tiếng Anh:
Các cấu trúc thể hiện sự mong chờ
Các cấu trúc cầu khiến, mời gọi
Các mẫu câu có thể có tân ngữ (O)
Các cấu trúc đi với V-ing/ to V
Cách làm bài phát âm/ trọng âm trong bài kiểm tra
Nếu bạn đã đọc đến đây, thì bạn đã nắm 70-80% toàn bộ ngữ pháp của Tiếng Anh rồi! Hãy chăm chỉ ôn tập những ngữ pháp này và điểm 0 đã nằm trong tay còn điểm 10 thì nằm trên giấy.
Việc nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ trong quá trình học song song hai ngôn ngữ là không thể tránh khỏi. Đừng nản lòng, chúng ta cần thời gian để thích nghi và làm quen với ngôn ngữ mới.
Chính vì có một bộ phận từ trong tiếng Anh và tiếng Pháp giống nhau về hình thái nên có nhiều bạn học sinh thường nhầm lẫn cách phát âm. Để khắc phục được điều này, người học cần nắm chắc bảng chữ cái, các bộ âm và một số trường hợp phát âm đặc biệt trong tiếng Pháp để dễ dàng phân biệt với tiếng Anh. Tiếp đến là luyện đọc nhiều hơn để tạo phản xạ.
Sự khác biệt về một số hiện tượng ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ cũng khiến học sinh bối rối. Ngoài giống của danh từ hay hệ thống đại từ nói như trên, người học cũng hay nhầm lẫn cách dùng cấu trúc động từ, áp dụng quy tắc của tiếng Anh sang tiếng Pháp. Cách làm này có thể đúng nhưng phần trăm cao sẽ cho kết quả sai.
Nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua ngôn ngữ lãng mạn và thú vị này bởi chúng ta chỉ thật sự biết bản chất của ngôn ngữ khi bắt đầu học.
Khi học một ngôn ngữ mới, hãy coi mình là một đứa trẻ bởi lẽ khi mới bắt đầu học, mọi thứ đều mới mẻ, người học luôn phải bắt đầu bằng việc lắng nghe để tiếp thu kiến thức một cách thụ động để làm quen với ngôn ngữ đó. Sau đó bắt đầu học những kiến thức cơ bản để có thể đọc, có thể viết. Khi đã nghe nhiều và biết một số kiến thức, chúng ta sẽ nói ra điều mình đã quen thuộc một cách bản năng. Càng học sâu, lượng kiến thức thu nạp được càng nhiều thì cách nói chuyện và tư duy của chúng ta trở nên sâu sắc và trau chuốt hơn ban đầu. Các kỹ năng luôn gắn chặt với nhau, vậy nên hãy luyện tập đồng đều và theo trình tự để đạt hiệu quả cao.
Thực tế, để làm bài kiểm tra, thi lấy chứng chỉ, chúng ta cần có phương pháp làm bài đọc hiệu quả. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất, để xây dựng nền tảng ngôn ngữ và dung nạp kiến thức thực tế, việc chỉ đọc và trả lời câu hỏi là không đủ và rất phí hoài tài nguyên tiếng Pháp.
Kỹ năng này là bước chuẩn bị về kiến thức để triển khai các kỹ năng còn lại.
Ngoài bài đọc trong giáo trình và các tài liệu luyện thi, hãy tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu khác để tạo cảm giác hứng thú. Đối với các bạn mới bắt đầu học, hãy tìm những tờ báo có ngôn từ đơn giản như “20 minutes”, “le canard enchaîné”, etc. Còn đối với các bạn ở trình độ cao hơn thì có thể đọc các báo có trình độ ngôn ngữ cao hơn và phức tạp hơn như “ Le Monde”, “RFI” hay “Le Figaro”.
Để khai thác hiệu quả tài liệu, hãy bắt đầu việc ghi prise de note bài đọc và tập cách tóm tắt tài liệu bằng những từ mình đã có sẵn. Cách làm này không chỉ giúp người đọc tổng hợp kiến thức mà còn là cách ôn lại kiến thức hiệu quả.
Như đã đề cập ở trên, kỹ năng viết trong tiếng Pháp có phần khó hơn tiếng Anh bởi ngữ pháp có phần phức tạp hơn. Hai yếu tố quan trọng nhất của viết là ngữ pháp và tư duy. Bạn cần luyện cho mình một tư duy mạch lạc để giải quyết tình huống nêu ra trong đề bài và đưa ra những lập luận xác đáng thuyết phục người đọc. Không chỉ vậy, hãy tư duy từ ngữ như người Pháp, việc khai thác tốt các cấu trúc và cách sử dụng từ trong bài đọc là chìa khóa giúp bạn làm được điều này.
Hãy chăm chỉ luyện tập viết khi có cơ hội. Nếu có điều kiện hãy tìm một người có thể chữa bài cho mình.
Đối với kỹ năng nghe, việc xây dựng nền tảng ngôn ngữ (từ vựng và ngôn ngữ) vững vàng là yếu tố quan trọng nhất. Để sở hữu nền tảng từ vựng và ngôn ngữ tốt, đầu tiên hãy làm tốt kỹ năng đọc.
Kiến thức ngoài ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng bởi nó cho phép người học có sự phán đoán tình huống bài nghe tốt hơn.
Cuối cùng là hãy tìm ra những thói quen học nghe hiệu quả như luyện nghe hằng nghe, làm prise de note, etc.
Đây có lẽ là kĩ năng khó nhất đối với người học bởi việc bật ra từ rồi nói hoàn chỉnh một câu đúng ngữ pháp không phải là điều dễ dàng. Khi giao tiếp với người nước ngoài hoặc sử dụng tiếng trong môi trường làm việc càng khiến chúng ta gặp khó khăn hơn.
Điều đầu tiên người học cần làm là phải học cách phát âm chuẩn, hãy tận dụng những bài đọc mình đã đọc qua, tập đọc to thành tiếng để tăng khả năng phản xạ với từ và tăng tốc độ xử lý từ.
Ngoài việc tìm kiếm cơ hội để tiếp xúc với người bản ngữ, tự luyện tập cũng là yếu tố quan trọng, hãy thử với phương pháp “shadowing” – nghe và nói lại theo vidéo. Đây là một thói quen luyện tập tổng hợp, vừa giúp bạn phát âm tốt hơn, luyện khả năng nghe vừa tăng khả năng nhả chữ khi nói.
Ngôn ngữ là công cụ để chúng ta tìm được nhiều cơ hội hơn. Nhưng để thành thạo cùng lúc cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, chúng ta cũng cần có những phương pháp học hiệu quả để dung hòa và làm chủ kiến thức. Hơn nữa, hãy đặt ra một lộ trình khoa học, dành thời gian luyện tập đồng đều cả 4 kỹ năng. Mong rằng những chia sẻ và kinh nghiệm trên của Việt Pháp Á Âu sẽ phần nào giúp bạn có thêm tự tin và động lực để chinh phục ngôn ngữ !
—————————————————————————————————————Để được tư vấn về du học Pháp, xin học bổng du học Pháp và học tiếng Pháp, mời các bạn liên lạc với Việt Pháp Á Âu thông qua địa chỉ liên hệ sau:
CÔNG TY TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP VIỆT PHÁP Á ÂU
Hotline : 0983 102 258Email : [email protected] : vietphapaau.com FanPage : www.facebook.com/duhocvietphapaau/Địa chỉ : – CS1 – Phòng 1702, Tòa nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội – CS2 Shophouse V7-A03 The Terra An Hưng, Hà Đông, Hà Nội