Hình Thức Hợp Đồng Bt Là Gì

Hình Thức Hợp Đồng Bt Là Gì

Căn cứ theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên thông qua một trong các hình thức sau đây:

Căn cứ theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên thông qua một trong các hình thức sau đây:

Các hình thức giao kết hợp đồng dân sự 2024

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, có 03 hình thức giao kết hợp đồng dân sự là: Bằng lời nói, bằng văn bản và bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự được giao kết qua phương tiện điện tử dưới hình thức là thông điệp dữ liệu được xem là giao dịch bằng văn bản.

Dưới đây là những thông tin cụ thể về các hình thức giao kết hợp đồng dân sự:

- Hợp đồng dân sự giao kết bằng lời nói: Các bên giao kết hợp đồng với nhau qua lời nói trực tiếp hoặc điện thoại, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh để xác lập và giao kết hợp đồng như gọi điện, ghi âm…

Ưu điểm: Cách thức thực hiện đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém.

Nhược điểm: Khi xảy ra tranh chấp không xác minh được quyền và nghĩa vụ các bên, và khó để chứng minh để giải quyết.

Hình thức này được sử dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự mà các bên có độ tin tưởng lẫn nhau nhất định hoặc với những giao dịch đơn giản. Có hiệu lực tại thời điểm mà các bên trực tiếp thoả thuận với nhau về nội dung giao kết hợp đồng.

- Hợp đồng dân sự giao kết bằng văn bản: Được chia thành 02 loại là văn bản truyền thống và văn bản điện tử.

+ Đối với giao kết bằng văn bản truyền thống: Được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết, trình bày trên mọi chất liệu hữu hình để thể hiện nội dung mà có thể đọc, lưu trữ, đảm bảo toàn vẹn nội dung trong đó.

Hiện nay, hình thức hợp đồng bằng văn bản truyền thống bao gồm: Văn bản có công chứng, chứng thực; Văn bản thường không có công chứng, chứng thực; giấy viết tay; Văn bản phải thực hiện đăng ký và xin phép (đăng ký hợp đồng, quyền sử dụng, sở hữu,...)

+ Đối với giao kết bằng văn bản điện tử: Giao dịch được thực hiện qua phương tiện điện tử dưới hình thức là thông điệp dữ liệu.

Hình thức hợp đồng này có các ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Tạo căn cứ pháp lý chắc chắn, là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Nhược điểm: Cách thức giao kết phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn hình thức khác.

Hình thức hợp đồng này được áp dụng trong các trường hợp như:

Việc thực hiện hợp đồng không cùng lúc với thời điểm giao kết hợp đồng;

Các trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản;

Các hợp đồng phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng hợp đồng là những tài sản có giá trị lớn;...

- Hợp đồng dân sự giao kết bằng hành vi cụ thể: Đối với hình thức này, các chủ thể không cần trao đổi bằng lời nói mà chỉ cần thực hiện hành vi giao dịch, như: Mua hàng tại siêu thị, thanh toán tại quầy thu tiền,...

Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng và thuận tiện, hợp đồng thường được chấm dứt ngay khi thực hiện xong hành vi.

Nhược điểm: Khi có tranh chấp xảy ra khó để xác định được quyền và nghĩa vụ các bên, khó khăn trong giải quyết tranh chấp.

Hình thức hợp đồng này được áp dụng trong các trường hợp như: Các hợp đồng được thực hiện ngay; Các hoạt động dịch vụ cho số đông đại chúng mà bên cung cấp dịch vụ đã công bố quy chế của hoạt động rõ ràng;...

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Tập đoàn Vingroup muốn tham gia đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng BT, dự án có tổng mức đầu tư dự án khoảng 19.959 tỷ đồng...

Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản lên UBND thành phố Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT).

Cầu Tứ Liên là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, nằm trong Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự án kết nối bờ phía tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm thuộc địa phận các phường Yên Phụ, Tứ Liên của quận Tây Hồ với bờ đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh, đồng thời kết nối trực tiếp đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Vành đai 3.

Hiện tại, bờ phía tây sông Hồng là đường vành đai chính kết nối cầu Nhật Tân với cầu Long Biên, Chương Dương nên chịu áp lực giao thông rất lớn. Khi đi vào hoạt động, cầu Tứ Liên không chỉ san sẻ áp lực cho các cầu hiện hữu mà còn gia tăng hiệu quả phân luồng giao thông, đồng thời giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường chính.

Với kinh nghiệm đầu tư xây dựng dự án công trình hạ tầng giao thông như dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ và chất lượng, xứng tầm là một trong những công trình biểu tượng mới của Thủ Đô.

Theo quy hoạch của UBND thành phố Hà Nội cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9km, cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 19.959 tỷ đồng.

Nhịp cầu dài 1.000m, khoảng cách trụ 500m, đỉnh tháp cao 158m, chịu được động đất cấp 8. Quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, trong đó có 2 làn đi bộ.

Phương án kiến trúc cầu dây văng, kết hợp văng xoắn tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình, kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của Hà Nội.

Tứ Liên cũng là cầu dây văng thứ hai sau Nhật Tân được xây dựng tại Hà Nội. Cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh.

Cũng vừa mới đây, Tập đoàn Vingroup đã có văn bản báo cáo về tiến độ hoàn thành xây dựng dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại xã Đông Hội và xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia là dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, được khởi công xây dựng vào ngày 30/8/2024. Với tổng quy mô 90 ha, dự án khi được hoàn thành sẽ thuộc top 10 các trung tâm hội chợ, triển lãm lớn nhất thế giới, góp phần kiến tạo một điểm đến quốc tế cho các sự kiện thương mại, triển lãm quy mô toàn cầu, sánh ngang với các thành phố lớn trên thế giới như Dubai, Frankfurt hay Fiera Milano...

Tập đoàn Vingroup đang nỗ lực hết sức để hoàn thành việc xây dựng vào tháng 7/2025 nhằm chào mừng lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Dự án bao gồm công trình triển lãm trong nhà mang hình ảnh thần Kim Quy với 9 phân khu có tổng diện tích hơn 130.000 m2, 4 khu công viên triển lãm ngoài trời với tổng quy mô lên đến 20,6 ha và 2 nhà triển lãm trong nhà quy mô nhỏ khác cùng các công trình phụ trợ đa dạng…

Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, chỉ mất 15 phút di chuyển đến sân bay quốc tế Nội Bài, 5 phút sang các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ thông qua cầu Tứ Liên trong quy hoạch, kế cận tuyến metro tương lai kết nối Đông Anh với các địa điểm khác trong thành phố Hà Nội. Hiện tại, dự án đang kết nối thuận tiện vào trung tâm Hà Nội thông qua Quốc lộ 5 kéo dài, đường Trường Sa và cầu Đông Trù, cầu Nhật Tân.

Hình thức hợp đồng là gì? Có mấy loại?

Hình thức hợp đồng được hiểu một cách khái quát là cách thức để thể hiện sự thoả thuận của các bên tham gia vào hợp đồng, là phương tiện để các bên thể hiện ý chí của mình. Khi các bên thỏa thuận để giao kết hợp đồng theo một hình thức nhất định thì hợp đồng được xem là đã được giao kết khi được thể hiện qua hình thức đó.

Hiện nay, Điều 14 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định các hình thức hợp đồng sau: Bằng lời nói, bằng văn bản và bằng hành vi cụ thể.

Trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, được công chứng chứng thực, đăng ký/xin giấy phép thì hình thức của hợp đồng giao kết phải tuân theo các quy định này mới có hiệu lực pháp luật.