Chủ Tịch Vcci

Chủ Tịch Vcci

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Khiển trách các đồng chí:

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Khiển trách các đồng chí:

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật 23 cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 40, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; vi phạm nguyên tắc tự phê bình, phê bình, đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong công tác cán bộ.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Đảng đoàn Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện một số dự án đầu tư, trong đó có các dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã để một số cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, nhận hối lộ, kê khai tài sản cá nhân không trung thực, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước; gây dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ trách nhiệm đối với những vi phạm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025; Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 và các đồng chí:

- Hoàng Thị Thúy Lan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;

- Lê Duy Thành, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh;

- Phạm Hoàng Anh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (đã bị Khai trừ ra khỏi Đảng và xử lý hình sự);

- Trần Văn Vinh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh;

- Nguyễn Văn Trì, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh;

- Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh;

- Nguyễn Bá Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy;

- Đinh Ngọc Khoa, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật-Hậu cần Công an nhân dân, Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh;

- Vũ Chí Giang, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- Nguyễn Kim Khải, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh;

- Phan Thế Huy, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh;

- Lê Văn Kiên, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải;

- Khổng Sơn Trường, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Nguyễn Kim Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Nguyễn Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính;

- Nguyễn Đức Tài, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng;

- Đỗ Hữu Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;

- Các đồng chí nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trần Gia Long, Nguyễn Bá Hiến.

- Đồng chí Nguyễn Văn Độ, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Đỗ Đình Việt, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Các đồng chí nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Bùi Minh Hồng, Nguyễn Công Lộc, Nguyễn Xuân Phương;

- Đồng chí Nguyễn Văn Bắc, nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp; Lê Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, liên quan đến những vi phạm nêu trên còn có trách nhiệm của một số tổ chức đảng, đảng viên khác.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng,

Kỷ luật Cảnh cáo Giám đốc Sở VHTTDL, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, Chủ tịch huyện Vĩnh Tường

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí:

- Bùi Hồng Đô, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Phan Tuệ Minh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh;

- Lê Nguyễn Thành Trung, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường;

- Đinh Văn Mười, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Đỗ Tràng Quảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phúc Yên;

- Đặng Quang Thủy, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

VCCI cam kết hỗ trợ Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN BAC 2024

Ngày 01/8/2024, tại trụ sở Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đã có cuộc gặp gỡ với ông Oudet Souvannavong - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Lào (LNCCI), đồng Chủ tịch ASEAN BAC 2024. Cuộc gặp này nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào, đồng thời chuẩn bị cho các hoạt động sắp tới trong khuôn khổ ASEAN BAC.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Lào Oudet Souvannavong

Tại buổi tiếp, ông Phạm Tấn Công khẳng định Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đặc biệt với Lào, xem đó là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Ông cũng cam kết VCCI sẽ hỗ trợ Lào đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN BAC trong năm 2024 một cách hiệu quả, đồng thời duy trì mối quan hệ chặt chẽ với LNCCI, tăng cường trao đổi thông tin và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Một trong những điểm nhấn của cuộc gặp là cam kết phối hợp tổ chức Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA), một sáng kiến nhằm ghi nhận những doanh nghiệp xuất sắc trong khu vực, thúc đẩy hợp tác và kết nối doanh nghiệp hai nước. Ông Souvannavong bày tỏ sự cảm kích trước sự hỗ trợ của VCCI và khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy kim ngạch thương mại và đầu tư giữa hai nước, vốn còn nhiều dư địa để phát triển.

Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong các lĩnh vực như khai khoáng, dược liệu, xây dựng và du lịch, đồng thời đề cập đến việc áp dụng công nghệ trong các dự án phát triển nông nghiệp và điện gió. Trong bối cảnh hậu Covid-19, sự phục hồi và tăng trưởng ổn định của kim ngạch thương mại song phương là một minh chứng rõ ràng cho nỗ lực và cam kết của hai nước trong việc duy trì và mở rộng quan hệ kinh tế.

Hiệp định thương mại mới giữa Việt Nam và Lào được ký kết vào ngày 8/4/2024 đã mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp cả hai nước. Với hầu hết các rào cản thuế quan đã được gỡ bỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững và lâu dài. Cuộc họp giữa Chủ tịch VCCI và Chủ tịch LNCCI không chỉ là cơ hội để củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào mà còn là bước đệm vững chắc cho các sáng kiến hợp tác trong tương lai, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai quốc gia nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.

Giang Tú (Vietnam Business Forum)

Thời gian qua, việc nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách để phòng chống dịch bệnh lây lan đã gây ra sự ách tắc lớn cho việc sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa.

Trước thực trạng này, hàng loạt giải pháp đã được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và duy trì sản xuất, ngăn chặn đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong đó, mô hình “3 tại chỗ” - sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ - đang được triển khai tại nhiều đơn vị sản xuất.

Tuy nhiên, theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần.

“3 tại chỗ nếu áp dụng lâu dài thì không thể chịu nổi. Có hai vấn đề. Một là bản thân người lao động không chịu được về mọi mặt. Hai là với doanh nghiệp, chi phí để áp dụng mô hình này rất lớn”, ông Lộc nhận định tại Tọa đàm trực tuyến "Giải pháp cấp bách và lâu dài chống đứt gãy chuỗi cung ứng" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức tối ngày 7/8.

Theo Chủ tịch VCCI, với tình hình hiện tại, vaccine là giải pháp cứu cánh, nhưng có thể phải mất vài tháng nữa mới có thể triển khai rộng rãi. Và kể cả khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng 60-70% dân số, dịch bệnh vẫn có thể kéo dài với những biến thể phức tạp. Do đó, phải xác định đây là cuộc chiến trường kỳ - cuộc chiến về cả y tế và kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp lâu dài, có tính chiến lược.

“Chúng ta phải xác định tinh thần là cuộc chiến sẽ trường kỳ, không ai có thể đưa ra dự báo lạc quan lúc này. Do đó, cả Chính phủ và doanh nghiệp đều phải chuyển trạng thái. Các biện pháp cấp bách không thể kéo dài được, mà phải tính phương án từng bước mở cửa nền kinh tế như thế nào, làm sao để doanh nghiệp vừa phòng dịch vừa sản xuất kinh doanh. Việc này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải sáng tạo để đưa ra các phương thức mới, thích ứng với yêu cầu của giai đoạn hiện nay”, ông Lộc nhận định.

Đề cập sâu hơn về các mô hình sản xuất, kinh doanh an toàn trong đại dịch, ông Lộc cho rằng cần phải đề cao vai trò, tính sáng tạo, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước cũng phải tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp đó và nên có những tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, minh bạch áp dụng cho cả nước.

“Không thể có chuyện mỗi địa phương thực hiện một kiểu, mỗi địa bàn áp dụng các biện pháp hạn chế khác nhau, quy định hoàn toàn không thống nhất và bất hợp lý. Ví dụ như xác định mặt hàng nào là thiết yếu hay không thiết yếu. Trong một chuỗi sản xuất, rất khó để xác định cái nào là thiết yếu, cái nào không”, Chủ tịch VCCI chỉ ra. “Chỉ áp dụng cứng các biện pháp thì nền kinh tế sẽ không chịu được. Do đó, cần có sự chuyển trạng thái linh hoạt hơn, đề cao vai trò và sự sáng tạo của cơ sở, chấp nhận sự rủi ro. Tất nhiên sinh mệnh là trên hết nhưng cũng không thể coi thường sinh kế”.

Mặt khác, ông Lộc cũng cho rằng giai đoạn khó khăn do đại dịch này cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy nhanh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính và thể chế nói chung, bởi đây là lúc dễ tiến tới những đồng thuận hơn trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

“Cải cách thể chế chính là gói hỗ trợ lớn nhất với doanh nghiệp. Nếu làm tốt trong giai đoạn này, đây sẽ là sự chuẩn bị tốt nhất cho sự bứt phá vươn lên sau đại dịch”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Ông Đoàn Quốc Huy sinh năm 1984 tại Hà Nội. Trước khi gia nhập BIM Group, ông Huy đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Stanford. Ông cũng từng được đào tạo chuyên sâu về Quản lý xây dựng và Khởi nghiệp tại Đại học Southern California (USC).

Theo BIM Group, những kinh nghiệm và năng lực của ông đã góp phần định hình chiến lược phát triển bền vững, lâu dài cho tập đoàn. Ông Huy đã trực tiếp tham gia định hướng và quản lý các lĩnh vực cốt lõi của BIM Group, bao gồm bất động sản, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, và dịch vụ thương mại.

Bên cạnh đó, ông Huy đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao vị thế của tập đoàn và mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

"Quyết định bổ nhiệm ông Đoàn Quốc Huy vào cương vị chủ tịch HĐQT là sự công nhận của HĐQT đối với những đóng góp to lớn và hiệu quả của ông trong thời gian qua. Ông sẽ tiếp tục kế thừa và phát triển đường lối cũng như tầm nhìn chiến lược đã được cố chủ tịch Đoàn Quốc Việt xây dựng và thực hiện", HĐQT BIM Group cho hay.

Trước đó, ngày 7/11, ông Đoàn Quốc Việt, chủ tịch HĐQT kiêm nhà sáng lập BIM Group, qua đời ở tuổi 70.

BIM Group là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với hơn 30 năm hình thành và phát triển, BIM Group đã khẳng định vị thế của mình trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Trong đó, ở lĩnh vực bất động sản, BIM Group là một trong mười nhà phát triển dự án lớn nhất, xét theo số lượng sản phẩm đưa ra thị trường.

Ngoài các dự án bất động sản dân dụng, BIM Group cũng đóng góp đáng kể cho hạ tầng du lịch Việt Nam khi đã đưa vào khai thác nhiều sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp như Holiday Inn Vientiane (Lào), Park Hyatt Phú Quốc, Regent Phú Quốc, InterContinental Phú Quốc, Fraser Suites Hà Nội, Sailing Club Hạ Long.

Từ năm 2006, BIM Group sản xuất muối theo mô hình công nghiệp trên cánh đồng rộng 2.500 héc ta tại Ninh Thuận, chiếm 60% – 70% sản lượng muối công nghiệp của Việt Nam. Tại cánh đồng muối, BIM Group xây dựng tổ hợp năng lượng tái tạo điện mặt trời và điện gió quy mô công suất 500MW đã đưa vào khai thác thương mại từ cuối năm 2021. BIM Group cũng sở hữu diện tích nuôi tôm 1.600 héc ta tại Kiên Giang, cung cấp 3 ngàn tấn tôm nguyên liệu mỗi năm cho các công ty chế biến xuất khẩu.

BIM Group cũng đã từng lấn sân sang mảng hàng không khi thành lập Air Mekong vào năm 2009. Công ty này cũng là hãng hàng không tư nhân thứ ba được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, Air Mekong đã chính thức ngừng bay vào năm 2013 và chính thức ngừng hoạt động vào năm 2015.

Ông Đào Ngọc Thanh – Chủ tịch HĐQT Cotana – cũng là đại diện phía An Quý Hưng vừa đắc cử Chủ tịch HĐQT Vinaconex nhiệm kỳ 2017-2022 trong phiên họp ĐHCĐ bất thường nhằm tái cơ cấu lại đội ngũ Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) của Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) (Mã: VCG) diễn ra sáng ngày 11/01/2019.

Ông Đào Ngọc Thanh phát biểu tại ĐHCĐ Vinaconex.

Trước đó, trong tháng 11/2018, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã thoái thành công lần lượt 57,71% và 21,28% vốn điều lệ. Theo đó, SCIC và Viettel không còn là cổ đông của Vinaconex.

Kết thúc năm 2018, toàn bộ các cổ đông lớn của Vinaconex được thay thế bằng các cổ đông mới. Cụ thể, cổ đông lớn nhất An Quý Hưng sở hữu 57,71% vốn điều lệ, cổ đông BĐS Cường Vũ sở hữu 21,3% và cổ đông đầu tư Star Invest nắm 7,57%.

Danh sách ứng viên bầu thay thế HĐQT tại Đại hội cổ đông bất thường Vinaconex 2019 bao gồm: ông Đào Tuấn Anh, ông Nguyễn Xuân Dũng, ông Thân Thế Hà, ông Dương Văn Mậu, ông Đào Ngọc Thanh, ông Nguyễn Hữu Tâm và ông Nguyễn Quang Trung.

Trong đó, ông Đào Ngọc Thanh là đại diện phía An Quý Hưng, cổ đông đang nắm tới 57,71% cổ phần của Vinaconex. Ông Thanh là một trong những thành viên sáng lập và hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Cotana (CSC). Ông cũng được biết đến với vai trò nhiều năm là Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Ecopark, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư châu Á – Thái Bình Dương (API)…

Hai thành viên HĐQT cũng được đề cử gồm ông Thân Thế Hà, hiện đang là Phó Tổng Giám đốc Vinaconex, Chủ tịch HĐTV Công ty Phát triển Đô thị mới An Khánh, cùng nhiều Công ty trong hệ thống Vinaconex; ông Nguyễn Quang Trung, hiện là Tổng Giám đốc Công ty Phát triển Đô thị mới An Khánh.

Phát biểu tại Đại hội cổ đông, ông Đào Ngọc Thanh đánh giá Vinaconex là một thương hiệu tên tuổi không chỉ trong lĩnh vực xây lắp mà còn là một doanh nghiệp đa ngành, các công trình của Vinaconex nhiều không kém gì Coteccons.

Về mục tiêu trong tương lai, ông Thanh cho rằng, Vinaconex phải là nhà đầu tư, nhà phát triển về dân dụng, công nghiệp và có những khu đô thị lớn, kiểu mẫu, đáp ứng được các điều kiện về môi trường, cảnh quan và tạo ra cuộc sống đích thực cho người Việt.

Xem thêm thông tin cùng chủ đề tại:

https://dantri.com.vn/su-kien/bat-ngo-dhcd-bat-thuong-nguoi-cu-cua-ecopark-dac-cu-chu-tich-vinaconex-20190111121146295.htm

http://cafef.vn/dhcd-bat-thuong-vinaconex-nhieu-thanh-vien-hdqt-tu-chuc-cho-doi-cac-ung-vien-moi-20190111092941372.chn

https://vnexpress.net/kinh-doanh/tong-giam-doc-ecopark-duoc-bau-lam-chu-tich-hdqt-vinaconex-3866913.html

Bản quyền © 2020 bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình Tòa nhà VCCI Nghệ An, số 01 đại lộ Lê Nin, p. Hưng Dũng, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An Người chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Xuân Sinh - Giám đốc Chi nhánh VCCI Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình

Quản lý và vận hành: Phòng Truyền thông và Đối ngoại Tel: 02383.844.012; Fax: 02383.842.026 Phụ trách website: Ông Phan Duy Hùng, Tel : 0912.422.644

Email: [email protected] Website: http://vccinghean.com.vn

Liên hệ quảng cáo: 02383.844.012 , 0975.681.398 (Mr. Nguyễn Thành Duy).

CôngThương - Hội nghị đã lấy biểu quyết của các doanh nghiệp (DN) thành viên Hiệp hội Thép. 100% các thành viên đều nhất trí bầu ông Hồ Nghĩa Dũng- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải- giữ chức Chủ tịch Hội đồng thường trực Văn phòng Hiệp hội Thép Việt Nam; ông Chu Đức Khải- nguyên Phó Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ Công Thương và ông Nguyễn Văn Sưa- nguyên Viện trưởng Viện Luyện kim đen thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam giữ chức Phó Chủ Hội đồng tịch thường trực tại Văn phòng Hiệp hội Hiệp hội Thép Việt Nam khóa 3, nhiệm kỳ 2013-2016, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương, các bộ, ngành...

Trước đó, ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch; ông Nguyễn Tiến Nghi và ông Đinh Huy Tam- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đều xin nghỉ vào tháng 11/2013 do tuổi cao. Vì thế, Thường trực Hiệp hội Thép VN có kiến nghị bầu hội viên mới, đáp ứng được công tác của hội, nhằm bảo vệ, duy trì sản xuất, kinh doanh ngành thép, góp phần cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Ông Nguyễn Mạnh Quân trao hoa chức mừng Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch mới của VSA.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quân- Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương- và nhiều ý kiến của các DN thành viên đều đánh giá cao những hoạt động của Hiệp hội Thép VN những năm qua. Bởi trong quá trình hoạt động, Hiệp hội đã nỗ lực hoạt động với mục tiêu bình ổn thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các công ty thép bằng cách trực tiếp có ý kiến với các bộ, ngành về các quy định, quy chuẩn, các văn bản liên quan đến ngành công nghiệp thép; tham gia các vụ tranh tụng Thương mại Quốc tế… Đặc biệt, trong 3 năm gần đây Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thép đạt trên 2 tỷ USD/năm nên đã có sự tranh tụng về bán phá giá và hỗ trợ Chính phủ đã xảy ra.

Nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ; mở rộng đầu tư tăng năng lực sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá cả, Hiệp hội Thép hàng tháng có thống kê đẩy đủ tình hình sản xuất kinh doanh của các DN, các khu vực và có sự phân tích thị phần chi tiết… Từ đó uy tín của Hiệp hội Thép với các công ty trong ngành và các cơ quan quản lý ngày càng nâng cao, tạo niềm tin cho các thành viên.

Trải qua 13 năm hoạt động, VSA đã thu hút được 114 hội viên tham gia. Tuy nhiên, do hoạt động kinh tế suy thoái khó khăn kéo dài nên một số thành viên đã xin rút khỏi hiệp hội, đến nay còn 94 thành viên là nhữngngười hoạt động tại các công ty sản xuất trong 3 lĩnh vực: thép xây dựng (phôi thép và cán thép), ống thép và thép tấm lá, tôn mạ kim loại và tôn phủ màu, trong bối cảnh khó khăn vậy VSA vẫn giữ được số đông thành viên này là rất thành công.

Ông Quân cũng cho rằng, Hiệp hội với chức năng ngoài công việc thường xuyên hỗ trợ các khó khăn vướng mắc của DN, nhưng trong đó cũng có hai thách thức lớn: Thứ nhất, quy mô DN lớn, nên việc hỗ trợ lẫn nhau là cả một thách thức. Thách thức thứ hai là vai trò của hiệp hội trong hoạt động bảo vệ quyền lợi, cho các DN thép ngày càng phát triển trong điều kiện ngành thép ngày càng hội nhập sâu, sẽ không tránh khỏi việc xảy ra những vụ kiện, cạnh tranh giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu. Đặc biệt, sự đoàn kết giữa các DN thành viên không thể thiếu vai trò quan trọng của hiệp hội.

Cơ quan chủ quản: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Giấy phép số 132/GP-BC do Cục báo chí, Bộ VH-TT cấp ngày 22/8/2005

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), chiều ngày 12/6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou; đến thăm đồng chí Choummaly Sayasone, nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào; thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, bà con Việt kiều và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Lào.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: VOV

Tại các cuộc hội kiến, Thủ tướng Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào; nhấn mạnh đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, điều này thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng như của cá nhân Chủ tịch nước Trần Đại Quang đối với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào; tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào việc không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo Chính phủ và Quốc hội Lào cũng bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn dành sự giúp đỡ, ủng hộ vô cùng to lớn và quý báu cho Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay; cảm ơn Việt Nam đã tích cực ủng hộ để Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2016.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng sang thăm đất nước Lào tươi đẹp; đánh giá cao các thành tựu quan trọng mà nhân dân Lào anh em đã giành được trong thời gian qua; chúc mừng Lào đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội Lào khóa VIII và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố lần đầu tiên; chúc mừng các đồng chí Thongloun Sisoulith và Pany Yathotou đã được Quốc hội Lào tín nhiệm bầu làm Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ mới; đồng thời bày tỏ tin tưởng nhân dân Lào anh em sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ X Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII giai đoạn 2016-2020.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đánh giá cao kết quả tốt đẹp của chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Thủ tướng Thongloun Sisoulith (tháng 5/2016) và cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou sang dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội Việt Nam (tháng 1/2016).

Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou. Ảnh: VOV

Các vị lãnh đạo đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước nói chung và giữa Quốc hội, Chính phủ hai nước nói riêng; góp phần quan trọng giúp hai nước đạt được nhiều thành tựu trong Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật Việt - Lào giai đoạn 2011-2020 và Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2011-2015. Hai bên đã trao đổi sâu rộng về các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả, nghiêm túc các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước và kết quả Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, phấn đấu hoàn thành thắng lợi Hiệp định hợp tác song phương giữa Chính phủ hai nước giai đoạn 2016-2020, cũng như không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Chính phủ và Quốc hội hai nước.

Thủ tướng Thongloun Sisoulith nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để rà soát, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước triển khai tốt các dự án đầu tư liên doanh; không ngừng đẩy mạnh hợp tác Lào-Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục và đào tạo….

Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou nhất trí sẽ phối hợp với Quốc hội Việt Nam tăng cường giám sát việc triển khai các thỏa thuận và hiệp định giữa hai nước; cũng như sẽ xem xét rà soát các văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt tại Lào trong lao động, kinh doanh, học tập và ổn định cuộc sống tại Lào, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Lào, cũng như đóng góp cho quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt giữa hai nước. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong các khuôn khổ hợp tác của Cộng đồng ASEAN, cũng như tại các tổ chức nghị viện khu vực và quốc tế.

* Cùng ngày, Chủ tịch nước đã đến thăm đồng chí Choummaly Sayasone, nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào; đến thăm và nói chuyện cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Lào.

Trên cương vị nước chủ nhà, Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane bày tỏ vui mừng được gặp, đón tiếp và trân trong cảm ơn các Đoàn đại biểu Quốc hội/Nghị viện các nước đến thủ đô Viêng Chăn, Lào tham dự Đại Hội đồng AIPA lần thứ 45.

Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane đánh giá cao vai trò của các nước thành viên AIPA trong việc thúc đẩy, kết nối tăng trưởng chung của ASEAN, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và tạo điều kiện thuận lợi trong kết nối thương mại, đầu tư, giáo dục, y tế, du lịch, dịch vụ đạt hiệu quả thực tế.

Thời gian qua, mối quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên AIPA với các nước đối tác phát triển của AIPA đã đạt được những kết quả tốt đẹp, góp phần thúc đây mối quan hệ đoàn kết, tạo sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau trong các cơ chế hợp tác; cùng nhau giải quyết các vấn đề trong khu vực và quốc tế vì hòa bình, ổn định và bền vững, hợp tác vì sự phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane cho rằng, Đại Hội đồng AIPA-45 lần này, được tiến hành dưới chủ đề “Vai trò của Quốc hội trong việc thúc đẩy, kết nối và tăng trưởng chung của ASEAN”. Vì thế, các nước sẽ tiến hành trao đổi và thảo luận nhiều vấn đề quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, phụ nữ, thanh niên và công tác nội bộ của AIPA.

Ngoài ra, Đại hội đồng AIPA còn tiến hành thảo luận về các cơ chế hợp tác, nhằm hỗ trợ tầm nhìn ASEAN 2025.

Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane tin tưởng rằng, Đại Hội dồng AIPA lần này, sẽ giúp cho các nước thành viên sẽ có cơ hội gặp gỡ trao đổi trong việc phát tiển hợp tác, đoàn kết, tạo sự tin tưởng lẫn nhau, đồng thời cùng trao đổi các về quan điểm nhằm tạo sự thống nhất và đạt kết quả cao.

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43 xem xét kỷ luật tổ chức đảng viên.

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiếp tục thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Kỳ họp thứ 40 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và một số tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; căn cứ quy định của Đảng.