Taiwan Semiconductor Manufacturing Company, hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn là TSMC, vừa mới chính thức trở thành nhà máy sản xuất sản xuất bóng bán dẫn lớn nhất thế giới. Tin này được tung ra khi giá trị cổ phiếu của TSMC đạt mốc 66,4 USD cho mỗi cổ phần, và vốn hóa thị trường (market capitalization) của nó đạt 313 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc công ty Đài Loan này chính thức vượt mặt Intel, NVIDIA, và Samsung nếu xét về khoản vốn hóa thị trường, một điều rất đáng nể phục. Tuy nhiên thì tin này cũng không quá bất ngờ cho lắm vì TSMC đã và đang nhận được kha nhiều đơn hàng từ các đối tác.
Taiwan Semiconductor Manufacturing Company, hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn là TSMC, vừa mới chính thức trở thành nhà máy sản xuất sản xuất bóng bán dẫn lớn nhất thế giới. Tin này được tung ra khi giá trị cổ phiếu của TSMC đạt mốc 66,4 USD cho mỗi cổ phần, và vốn hóa thị trường (market capitalization) của nó đạt 313 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc công ty Đài Loan này chính thức vượt mặt Intel, NVIDIA, và Samsung nếu xét về khoản vốn hóa thị trường, một điều rất đáng nể phục. Tuy nhiên thì tin này cũng không quá bất ngờ cho lắm vì TSMC đã và đang nhận được kha nhiều đơn hàng từ các đối tác.
Theo nhiều nguồn tin, Mỹ đang cân nhắc áp dụng “thuế quan linh kiện”— tức là đánh thuế nhập khẩu không dựa trên địa điểm lắp ráp cuối cùng mà dựa trên các linh kiện bên trong. Nếu chuyển sang thuế quan dựa trên linh kiện, các con chip sản xuất tại Trung Quốc sẽ bị đánh thuế, bất kể thiết bị được lắp ráp ở đâu. Điều này có nghĩa một thiết bị lắp ráp tại bất kỳ đâu nhưng có sử dụng linh kiện của Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế quan cao hơn nếu xuất khẩu sang Mỹ.
Kiểm soát xuất khẩu đối với chip AI và công cụ sản xuất chip của các công ty Mỹ đối với Trung Quốc cũng là một chính sách do ông Donald Trump khởi xướng, sau đó được chính quyền ông Joe Biden mở rộng.
Ông Donald Trump cũng là người đầu tiên thể hiện quyết tâm hạn chế Huawei, đặt nền móng cho các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt sau đó. Tiếp nối, Tổng thống Joe Biden đã siết chặt chính sách, cắt giảm xuất khẩu hơn một trăm công ty Trung Quốc được cho là liên kết với Huawei.
Chính quyền Mỹ, dưới thời ông Donald Trump, cũng từng hợp tác với Chính phủ Hà Lan để ngăn việc bán máy in thạch bản tiên tiến cho Trung Quốc, và Tổng thống Joe Biden đã mở rộng thêm những hạn chế này.
Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đã chỉ ra nhiều lỗ hổng trong các biện pháp kiểm soát hiện hành, vậy có khả năng chính quyền mới dưới thời tân Tổng thống Donald Trump sẽ một lần nữa “vá kín” các lỗ hổng để ngăn cản sự tiếp cận của Trung Quốc với những công nghệ mới.
Trong khi nhiều đồng minh của Mỹ có thể phàn nàn, nhưng một số quốc gia cũng âm thầm tán thành các biện pháp ép buộc này, vì nó giúp họ tránh phải đưa ra quyết định trong bối cảnh cạnh tranh và mối đe dọa trả đũa từ Trung Quốc.
Ông Chris Miller dự báo dù liên minh hạn chế chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập, song sẽ gắn kết chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Sự ra đi gần đây của Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger nhấn mạnh những khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt dù là công ty giữ vị thế trung tâm trong chiến lược chip của Joe Biden, nhận hỗ trợ hàng tỷ USD tiền tài trợ theo Đạo luật Chips 2022.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã tuyên bố rằng, thay vì trợ cấp cho các công ty chip, chính sách thuế quan có thể hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nếu áp thuế đối với các đối tác như Đài Loan – nơi xuất khẩu chip sang Mỹ tăng mạnh nhờ Nvidia – thì chính sách này có thể gây tổn hại cho Thung lũng Silicon.
Đáng chú ý, khoản đầu tư vào nhà máy tại Arizona của TSMC, nhà sản xuất chip hàng đầu Đài Loan, đã được công bố từ thời cầm quyền trước đây của ông Donald Trump. Thế nên, không khó để dự đoán vòng đầu tư mới để củng cố an ninh chuỗi cung ứng sẽ diễn ra.
Sự bất ổn lớn nhất đang bao trùm ngành công nghiệp chip là tương lai của nhu cầu AI. Các công ty như Nvidia và TSMC đang hưởng lợi mạnh mẽ từ các khoản đầu tư vào trung tâm dữ liệu AI. Các cố vấn của ông Donald Trump tuyên bố họ muốn đẩy nhanh việc xây dựng trung tâm dữ liệu bằng cách đơn giản hóa thủ tục cấp phép và khuyến khích sản xuất năng lượng.
Một điều đáng chú ý nữa là sự hiện diện của Elon Musk trong nhóm thân cận của ông Donald Trump – với công ty xAI của ông điều hành một trong những cụm chip AI lớn nhất thế giới - cho thấy AI sẽ trở thành trọng tâm chiến lược. Mỹ đang xôn xao với những ý tưởng đẩy nhanh phát triển AI, từ việc phân vùng đất để xây dựng trung tâm dữ liệu cho đến việc thành lập "Dự án Manhattan" cho AI.
Dự án Manhattan là tên mã của một chương trình nghiên cứu và phát triển tối mật do Hoa Kỳ tiến hành trong Thế chiến II, với mục tiêu chế tạo bom nguyên tử. Với ngân sách khổng lồ và mức độ bí mật cao, nó trở thành một trong những dự án khoa học lớn nhất trong lịch sử, đặt nền móng cho kỷ nguyên hạt nhân. Ngày nay, cụm từ "Dự án Manhattan" thường được sử dụng như một phép ẩn dụ, chỉ các chương trình khoa học hoặc công nghệ quy mô lớn, đột phá và đòi hỏi nguồn lực đáng kể.
Ngày nay, một số con chip máy tính có thể được bán với giá ngang một chiếc BMW mới. Khi máy tính càng trở nên hữu dụng và được ứng dụng gần như mọi lĩnh vực của cuộc sống, thì các con chip cung cấp năng lượng càng trở nên quan trọng.
Các doanh nghiệp thiết kế, sản xuất ra chip từ đó cũng tăng doanh thu đáng kể. Dưới đây là bảng xếp hạng các công ty sản xuất chip bán dẫn lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm doanh thu của ngành vào năm 2023. Dữ liệu được sử dụng từ nghiên cứu của Omdia.
Công ty chip nào kiếm được nhiều tiền nhất vào năm 2023? Dẫn đầu thị trường và là công ty lâu đời về việc sản xuất chip bán dẫn, Intel vẫn giữ “vương miện” về doanh thu cao nhất của ngành. Năm 2023, doanh thu của Intel vượt 50 tỷ USD, tương đương 10% tổng doanh thu của ngành.
Tuy nhiên, sau khi công bố khoản lỗ hàng tỷ USD trong hoạt động kinh doanh, tương lai của Intel đang trở nên xấu đi khi giá cổ phiếu tính đến thời điểm hiện tại đã giảm hơn 20%. Trong khi đó, Nvidia đang tăng trưởng nhanh, tiến gần đến việc vượt qua Intel.
Doanh thu của Nvidia năm 2023 được công bố là 49 tỷ USD, con số này cao hơn gấp đôi doanh thu năm 2022 (khoảng 21 tỷ USD). Tỷ trọng doanh thu của hãng từ đó được nâng lên 9%.
Sự trỗi dậy nhanh chóng của Nvidia đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. Cổ phiếu của Nvidia tăng trưởng liên tục và phá vỡ kỷ lục tăng vốn hóa thị trường trong một ngày đầu năm 2024.
Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, các nhà sản xuất chip khác không thành công như vậy. Trong số 20 công ty sản xuất chip bán dẫn hàng đầu theo doanh thu, 12 công ty không đạt được doanh thu như năm 2022, bao gồm những tên tuổi lớn như Intel, Samsung và AMD.
Các công ty sản xuất nhiều loại chip khác nhau, không tập trung vào cùng một lĩnh vực. Theo Investopedia, có bốn loại chip chính, tùy thuộc vào chức năng của chúng: bộ vi xử lý, chip ghi nhớ, chip tiêu chuẩn và hệ thống vi mạch của chip.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Nvidia từng là GPU cho máy tính (bộ xử lý đồ họa), nhưng trong những năm gần đây, hoạt động này đã chuyển hướng mạnh mẽ sang bộ vi xử lý để phân tích và hỗ trợ trí tuệ nhân tạo - AI.
Những con chip chuyên dụng này dường như là nơi diễn ra phần lớn sự tăng trưởng trong ngành sản xuất chip bán dẫn. Ví dụ: Các công ty chủ yếu hoạt động trong phân khúc chip bộ nhớ – Samsung, SK Hynix và Micron Technology – đạt doanh thu cao nhất vào giữa những năm 2010.
DNU ký kết hợp tác với Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật (KHKT) Long Hoa, Đại học KHKT Minh Tân, Đại học KHKT Côn Sơn đào tạo nhân lực ngành chip bán dẫn (Ảnh: DNU).
Đào tạo và thúc đẩy phát triển nhân lực ngành chip bán dẫn
Phát biểu tại buổi lễ công bố hợp tác đào tạo nhân lực ngành chip bán dẫn của Trường Đại học Đại Nam với các trường đại học công nghệ Đài Loan, TS. Phạm Như Nghệ - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cùng với các ông lớn của Đài Loan (Trung Quốc) trong ngành công nghiệp điện tử như: Foxconn, Compal, Pegatron, Wiston…, các công ty của Đài Loan sẽ tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam trong thời gian tới.
Điều này có nghĩa, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản, đào tạo theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp Đài Loan tăng lên mạnh mẽ. Đào tạo nhân lực ngành chip bán dẫn là nhiệm vụ cấp bách.
TS. Phạm Như Nghệ - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ tại sự kiện (Ảnh: DNU).
"Bộ Giáo dục và Đào tạo hoan nghênh Trường Đại học Đại Nam đã chủ động trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài để thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành chip bán dẫn", TS. Phạm Như Nghệ nhấn mạnh.
Ông Lê Đắc Sơn phát biểu tại sự kiện (Ảnh: DNU).
Ông Lê Đắc Sơn, Chủ tịch hội đồng Trường Đại học Đại Nam khẳng định: "Hợp tác đào tạo nhân lực ngành chip bán dẫn với các trường đại học công nghệ Đài Loan là sự kiện đặc biệt quan trọng và cấp thiết , đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của DNU.
Tôi tin tưởng rằng, với những nền tảng sẵn có của nhà trường, cùng với kinh nghiệm đào tạo lâu năm và hiểu biết rõ nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành chip bán dẫn của các trường đại học công nghệ hàng đầu của Đài Loan, các kỹ sư được đào tạo trong chương trình liên kết này sẽ có việc làm khi ra trường với mức lương hấp dẫn. Trường Đại học Đại Nam trở thành địa chỉ tin cậy để đào tạo nhân lực ngành chất bán dẫn tại Việt Nam".
Các khách mời tại sự kiện (Ảnh: DNU).
TSKH. Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch hội đồng trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định: "Trường Đại học Đại Nam hợp tác xây dựng và triển khai đào tạo mở ngành chip bán dẫn với các trường đại học của Đài Loan là hướng đi đúng đắn - đúng người - đúng việc. Tôi tin tưởng trong kỳ tuyển sinh 2024 - 2025, chương trình đào tạo chip bán dẫn cùng cơ hội hợp tác với các trường công nghệ hàng đầu của Đài Loan, sự đồng hành của các doanh nghiệp Đài Loan của Trường Đại học Đại Nam sẽ thu hút nhiều thí sinh".
Sinh viên được gì sau cái "bắt tay" của Đại học Đại Nam và các trường công nghệ Đài Loan?
Trường Đại học Đại Nam được kỳ vọng sẽ trở thành địa chỉ tin cậy trong đào tạo nhân lực ngành chất bán dẫn tại Việt Nam (Ảnh: DNU).
Đại diện DNU cho biết, với biên bản thỏa thuận đã ký kết của Trường Đại học Đại Nam và Trường Đại học KHKT Minh Tân, Đại học KHKT Hoa Long, Đại học KHKT Côn Sơn, sinh viên ngành chip bán dẫn DNU có nhiều cơ hội.
Theo đó, sinh viên tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến: chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng chương trình đào tạo của các trường đại học Đài Loan, cập nhật theo xu hướng phát triển mới nhất của ngành công nghiệp bán dẫn.
Sinh viên tham gia chương trình đào tạo - trao đổi giảng viên, sinh viên trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn tại Đài Loan.
Hợp tác đào tạo nhân lực ngành chip bán dẫn đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của DNU (Ảnh: DNU).
Các chính sách học bổng hấp dẫn từ Đài Loan cho sinh viên Việt nam năm học 2024-2025 tại Trường Đại học Đại Nam gồm: sinh viên có học lực tốt được nhận học bổng lên đến 100.000 đài tệ (khoảng 76 triệu đồng/năm), trợ cấp sinh hoạt là 10.000 đài tệ (khoảng 7,6 triệu đồng/tháng) từ các trường đại học và doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc).
Sinh viên có cơ hội thực tập và ở lại làm việc lâu dài tại Đài Loan: sinh viên có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất chip bán dẫn hàng đầu của Đài Loan và được giới thiệu việc làm, ở lại làm việc lâu dài tại Đài Loan sau khi tốt nghiệp.
Ông Lưu Quốc Vĩ - Hiệu trưởng Trường Đại học KHKT Minh Tân cho biết: "Sinh viên Đại Nam khi đến Đài Loan sẽ được Đại học KHKT Minh Tân nói riêng và các trường đại học công nghệ, doanh nghiệp Đài Loan nói chung tạo mọi điều kiện tốt nhất để học tập, thực hành, thực tập và ở lại làm việc lâu dài sau khi tốt nghiệp với chế độ đãi ngộ cao".
Thông tin chi tiết liên hệ hotline: 0931 595 599 - 0961 595 599 - 0971 595 599