Chính Sách Hộ Nghèo 2023

Chính Sách Hộ Nghèo 2023

Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 cụ thể:

Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 cụ thể:

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Dự án thành phần 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương là 40 triệu đồng/hộ xây mới, 20 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% so với mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Ngoài ra, hộ gia đình còn được vay vốn ưu đãi về lãi suất để làm nhà ở từ Ngân hàng Chính sách xã hội với mức tối đa là 40 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.

Thông tư này quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Đối tượng được hỗ trợ tiền điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt là một trong những hộ gia đình sau: Hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có; Trường hợp địa phương có hộ nghèo theo chuẩn quy định của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia thì thực hiện theo chuẩn hộ nghèo thực tế tại từng địa phương, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Hộ chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có, không thuộc diện hộ nghèo quy định tại Nghị định này.

Mỗi hộ nghèo và hộ chính sách xã hội chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng. Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 tăng, giảm so với hiện hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kịp thời mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh.

Thông tư quy định, phương thức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội như sau: Chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được thực hiện từ ngày 01 tháng 6 năm 2014 theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo theo nguyên tắc sau: Đối với ngân sách Trung ương, hỗ trợ 100% kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi; hỗ trợ 50% kinh phí cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%. Đối với ngân sách địa phương, những địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%, cân đối ngân sách địa phương bố trí 50% kinh phí. Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự đảm bảo. Đối với các địa phương có số hộ nghèo theo chuẩn nghèo của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cân đối ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo đó.

Việc lập, phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Dự toán ngân sách được lập theo các chỉ tiêu, biểu mẫu kèm theo Thông tư này và phải thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán (Đối tượng; kinh phí; nguồn kinh phí) theo đúng chế độ, chính sách quy định.

Cũng theo Thông tư, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Hàng quý, hàng năm căn cứ số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo; kết quả điều tra, rà soát số hộ nghèo, hộ chính sách xã hội hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố; số hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50kWh do Bộ Công thương cung cấp, Bộ Tài chính bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

Trên cơ sở kinh phí bổ sung từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và phân bổ kinh phí cho các huyện. Căn cứ nguồn kinh phí được giao, nhu cầu kinh phí hỗ trợ tiền điện trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và phân bổ ngân sách cho các xã, phường, thị trấn. Trường hợp quyết định bổ sung kinh phí trong năm không trùng với kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quyết định phân bổ kinh phí và báo cáo Hội đồng nhân dân trong kỳ họp gần nhất. Đối với địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, việc lập, quyết định dự toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2009/TT-BTCngày 27 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức chi trả phù hợp và thuận lợi cho hộ gia đình (Địa điểm tập trung tại nhà văn hóa tổ dân phố, thôn, xóm hoặc tại nhà từng hộ gia đình). Số tiền hỗ trợ được cấp đủ một lần theo định mức, trực tiếp cho người nhận là chủ hộ hoặc thành viên trong hộ, trường hợp đặc biệt hộ gia đình được hỗ trợ tiền điện không có người nhận tiền trực tiếp thì viết giấy ủy quyền cho người nhận thay, người nhận tiền phải ký nhận và ghi rõ họ tên vào danh sách hộ nhận hỗ trợ tiền điện.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 01 năm 2015 và thay thế các văn bản trước đây của Bộ Tài chính hướng dẫn chi trả kinh phí hỗ trợ tiền điện hộ nghèo.