1.1. Phương pháp tính chỉ số tổng hợp HDI
1.1. Phương pháp tính chỉ số tổng hợp HDI
Nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng chỉ số EPS.
Cần kết hợp đánh giá, phân tích với các chỉ số tài chính khác
Chỉ số EPS cần được xem xét kết hợp với các chỉ số tài chính khác như P/E, ROE, v.v... để đánh giá mức độ tài chính và tiềm năng của công ty.
Chỉ số EPS phải xem xét kết hợp với ngành và các yếu tố liên quan đến ngành để đánh giá khả năng tăng trưởng và tiềm năng của doanh nghiệp. Vì mỗi ngành có các yếu tố khách quan và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong ngành đó.
Khi so sánh chỉ số EPS của các doanh nghiệp khác nhau, cần phải xem xét thời gian và chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì chỉ số EPS có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thị trường, chính sách, v.v…
Chỉ số EPS phụ thuộc vào việc cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, EPS sẽ bị giảm dù lợi nhuận không thay đổi.
Chỉ số EPS có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng giảm vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mua lại cổ phiếu, đồng thời giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành thì EPS sẽ tăng lên mà không cần đạt được lợi nhuận cao hơn.
Không nên chỉ sử dụng mỗi chỉ số EPS
Chỉ số EPS được xem như một phần quan trọng trong việc đánh giá giá trị của doanh nghiệp và cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán. Nhưng không nên chỉ dựa vào mỗi chỉ số này để đưa ra quyết định đầu tư, mà cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác.
Qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS cũng như công thức tính để có thể áp dụng trong thị trường chứng khoán và những lưu ý để sử dụng chỉ số này hiệu quả.
Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch đầu tư hiệu quả.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Theo dữ liệu từ Chính phủ Nhật Bản, số ca mới sinh đã giảm năm thứ tám liên tiếp vào năm 2023, đạt mức thấp kỷ lục và giảm 5,1% so với năm trước.
Tỉ lệ sinh ở Nhật Bản vẫn luôn ở mức dưới 2,1 và kéo dài trong nhiều thập kỷ, cho thấy số người trẻ ít hơn rất nhiều so với người lớn tuổi. Trong đó, số người cao tuổi tính tới thời điểm ngày 15/9 là 36,4 triệu, tăng lên mức kỷ lục là 29,1% so với cùng kỳ năm 2022, trong tổng số dân là 125,22 triệu người.
Tính đến trước ngày 1/1/2024, số người ở độ tuổi 18 có tộng cổng là 1,06 triệu người, chỉ chiếm tới 0.86% tổng dân số cả nước.
Khủng hoảng nhân khẩu học đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách của Nhật Bản. Số người chết mỗi năm thì nhiều hơn số người được sinh ra, khiến cho dân số giảm nhanh chóng, gây ra nhiều hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, nền kinh tế, hệ thống phúc lợi và cơ cấu xã hội của đất nước.
Theo mô hình của Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội (IPSS) của Chính phủ được sửa đổi gần đây nhất vào năm ngoái, dân số sẽ giảm 30% vào năm 2070. Khi đó, số người từ 65 tuổi trở lên được ước tính sẽ chiếm 40% dân số cả nước (khoảng 50,1 triệu người) .
Tuy nhiên, Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất gặp phải vấn đề này. Các nước láng giềng Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc cũng phải đối mặt với những vấn đề tương tự. Hàn Quốc cũng công bố số liệu riêng cho thấy tỉ lệ sinh của nước này đang ở mức thấp nhất thế giới, giảm vào năm 2023.
Các chuyên gia cho rằng, việc Nhật Bản nhanh chóng tìm cách tăng tỉ lệ sinh vẫn là điều không thực tế. Dân số sẽ tiếp tục giảm trong ít nhất vài thập kỷ nữa cho đến khi tỉ lệ chênh lệch cân bằng và số trẻ sinh ra hiện nay đã đến tuổi sinh đẻ.
Chính phủ vẫn luôn nỗ lực thúc đẩy nhiều sáng kiến khác nhau để khuyến khích việc hôn nhân và sinh con, chẳng hạn như tăng cường dịch vụ chăm sóc trẻ em hoặc trợ cấp nhà ở. Một số thị trấn thậm chí còn trả tiền cho các cặp vợ chồng để có con.
Những quốc gia cảm thấy tự tin về nền kinh tế năm 2024
Chỉ số EPS được xem tốt là phải có tính ổn định và tăng dần qua các năm, đồng thời cần so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Trường hợp nếu chỉ số EPS của doanh nghiệp tăng nhanh hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành thì được coi là tốt, doanh nghiệp vượt trội so với các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên chỉ số EPS không thể đánh giá hoàn toàn được hiện quả của doanh nghiệp, mà cần phải kết hợp cùng với các chỉ số tài chính khác: P/E, ROE, ROA,... để đánh giá chính xác tình hình tài chính và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Vì thế khi đầu tư nhà đầu tư cần xem xét tổng quát và có sự kết hợp giữa các chỉ số tài chính để đánh giá toàn diện được tình hình tài chính và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, thay vì chỉ dựa vào mỗi chỉ số EPS hoặc một chỉ số khác.